HNPL, HOẠCH ĐỊNH CHO NHỮNG GIÁ TRỊ VIỆT

  • Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình_Quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2030
  • Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình_Quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2030
  • Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình_Quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2030
  • Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình_Quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2030
  • Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình_Quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2030
  • Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình_Quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2030
  • Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình_Quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2030
  • Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình_Quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2030
  • Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình_Quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2030
  • Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình_Quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2030

        Hồ thủy điện Hòa Bình (sau đây gọi là Hồ Hòa Bình) được hình thành sau khi đắp đập ngăn sông Đà xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình, tạo nên một trong những hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, trải dài 230 km từ Hòa Bình đến Sơn La. Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Hồ Hòa Bình nằm trong phạm vi hành chính của thành phố Hòa Bình và 4 huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc và Mai Châu. Dung tích của Hồ Hòa Bình vào khoảng 9,45 tỷ m3, diện tích mặt hồ khoảng 8.000 ha.
        Nổi bật với khí hậu trong lành, mặt nước trong xanh, diện tích mặt hồ lớn cùng hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ và cảnh quan thiên nhiên đa dạng, Hồ Hòa Bình còn gắn liền với nhà máy thủy điện Hòa Bình - Một công trình kinh tế quan trọng và là điểm tham quan hấp dẫn, hoành tráng. Bên cạnh đó là rất nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn khác như: Văn hóa các dân tộc thiểu số, động Thác Bờ, vịnh Ngòi Hoa, động Hoa Tiên…
Trong Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch từ cấp Trung ương tới địa phương đều khẳng định vai trò quan trọng của Hồ Hòa Bình. Đặc biệt, Quyết định số 201/QĐ-TTg xác định Hồ Hòa Bình nằm trong danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển Khu du lịch quốc gia, là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
        Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 203tạo cơ sở cho việc quản lý, thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững cho Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung.
        Định hướng tổ chức không gian du lịch Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình Tập trung phát triển vùng lõi 1.200 ha (không bao gồm diện tích mặt nước),  gồm 1 trung tâm và 6 phân khu chính:
        + Trung tâm du lịch Ngòi Hoa: Thuộc huyện Tân Lạc, phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao và vui chơi giải trí tổng hợp.
        + Phân khu Thung Nai: Thuộc huyện Cao Phong, phát triển các dịch vụ gắn với cảng đầu mối.
        + Phân khu Thái Bình: Thuộc bờ Nam sông Đà thành phố Hòa Bình, phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái hồ, các dịch vụ gắn với cảng du lịch.
        + Phân khu Thái Thịnh: Thuộc bờ Bắc sông Đà thành phố Hòa Bình, phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái hồ, các dịch vụ gắn với cảng du lịch.
        + Phân khu Hiền Lương: Thuộc huyện Đà Bắc, phát triển làng du lịch nổi, du lịch sinh thái hồ kết hợp nuôi trồng thủy sản.
        + Phân khu Bình Thanh - Vầy Nưa: Thuộc huyện Cao Phong và huyện Đà Bắc, phát triển du lịch thể thao, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng.
        + Phân khu đảo Sung: Thuộc huyện Đà Bắc, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Tên dự án

Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình_Quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2030

Đối tác

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình

Video

  • Liên kết